Làn da của chó khá nhạy cảm nên các hóa chất thông thường có thể khiến làn da của chúng gây kích ứng và nóng rát. Do vậy, để biết được loại sữa tắm, dầu gội đầu nào thích hợp với cún của mình, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ thú y.
2. Tùy theo loại lông của chó
Mỗi giống chó sẽ có cấu tạo bộ lông khác nhau, đây chính là yếu tố quyết định tần suất tắm của chúng. Đối với những con chó có bộ lông dài, bạn nên tắm thường xuyên hơn so với những con chó không có lông hoặc lông ngắn.
3. Lưu ý thời điểm không nên tắm cho chó
– Khi cún đang trong tình trạng sức khỏe yếu: Với những con chó vừa mới khỏi bệnh và đang trong giai đoạn phục hồi, sức đề kháng yếu, thì bạn không nên tắm cho chúng trong thời gian này.
– Ngay sau khi vừa tiêm phòng: Sau khi được tiêm phòng, sức để kháng của cún còn yếu. Tốt nhất, trong khoảng 1 tuần khi vừa tiêm xong, tránh không nên tắm chó chúng.
– Khi chó mẹ vừa mới đẻ và đang cho con bú: Chó mẹ vừa sinh xong và đang cho con bú thường rụng nhiều lông, nên đây không phải là thời điểm thích hợp để tắm. Nên tắm cho chó mẹ trước khi sinh, và để đảm bảo vệ sinh cho chó mẹ sạch sẽ.
– Tránh không tắm cho chó khi trời mưa: Thời điểm thời tiết ẩm ướt, ngoài trời đang mưa thì đây không phải là lúc để tắm cho cún cưng.
4. Những lúc nên tắm cho chó
– Khi phát hiện trên da của cún có nhiều đám vảy, lớp da chết.
– Nếu thấy trên da và lông của chó có nhiều vết bùn đất, chất bẩn khác bám trên lông, lúc này bạn nên tắm cho cún ngay. Tránh không để chúng trong tình trạng bẩn thỉu sẽ khiến vi khuẩn sinh sôi và phát triển.
– Khi phát hiện các bé bốc mùi quá nặng và khó chịu, cần cho cún đi tắm ngay. Hãy luôn giữ cho cún lúc nào cũng xinh đẹp và thơm tho nhé.
– Lựa chọn những lúc nắng ấm, bạn hãy cho cún đi tắm, tránh không tắm vào cuối ngày. Bởi đây là lúc sẽ giúp bộ lông của chúng được hong khô, không để lông ẩm ướt tránh những bệnh lý phát sinh sau này.